Khi nào cần cân chỉnh thước lái?

 Thước lái ô tô là bộ phận quan trọng trong hệ thống treo của ô tô. Sau một thời gian sử dụng tình trạng thước lái gặp vấn đề xảy ra thường xuyên.



Tuy nhiên nhiều tài xế chưa hiểu rõ nguyên nhân gây lên các tình trạng đó và cách khắc phục.

Cùng Thành Vô Lăng tiềm hiểu về thước lái ô tô qua bài viết sau đây.

Nội dung bài viết gồm:

1 Thước lái ô tô là gì?

2 Cấu tạo của thước lái ô tô 

3 Các lỗi thường gặp với thước lái ô tô và cách nhận biết 

3.1 Tay lái bị nặng

3.2 Tay lái trả chậm

3.3 Vành tay lái bị rơ

3.4 Hệ thống lái phát ra tiếng kêu

3.5 Thước lái ô tô bị chảy dầu

4 Vì sao cần cân chỉnh thước lái?

4.1 Cân chỉnh thước lái là gì? 

4.2 Những lợi ích của việc cân chỉnh thước lái mang lại 

5 Khi nào cần cân chỉnh thước lái?

6 Cân chỉnh thước lái giá bao nhiêu? 

Những lợi ích của việc cân chỉnh thước lái mang lại 

  • Giảm hiện tượng mòn không đều, tăng tuổi thọ cho lốp, hạn chế rách lốp: góc đặt bánh xe không đúng sẽ làm lốp nhanh mòn, nhanh hỏng trước hàng nghìn km.
  • Giảm lực cản chạy xe, từ đó giảm tiêu hao nhiên liệu: do góc đặt bánh xe đều, bánh thẳng và song song nhau, sẽ làm giảm lực kéo, xe chạy trơn tru hơn.
  • Giảm chi phí bảo dưỡng thay mới lốp, giảm bớt lốp thải ra môi trường.
  • Giảm hiện tượng bất thường khi đánh lái, xe chạy thiếu ổn định, đảm bảo độ chính xác của hệ thống lái, giữ an toàn cho người trên xe. Người lái cũng cảm thấy an tâm và dễ chịu hơn do không có hiệu tượng rung giật từ bánh lái. 

Khi nào cần cân chỉnh thước lái?

Một số dấu hiệu đáng chú ý dưới đây có thể cho các bác biết cần đưa xe đi bảo dưỡng và kiểm tra thước lái ô tô sớm:

  • Khi lái, xe của các bác bị lệch nhiều về một bên (trái hoặc phải) mặc dù đang đi trên địa hình bằng phẳng, thời tiết đẹp.
  • Bề mặt lốp xe bị mòn lệch ở hai bên.
  • Vô lăng vẫn xoay dù đang di chuyển theo đường thẳng.
  • Vô lăng rung lắc, khó điều khiển khi xe cua hay rẽ hướng trái phải.
  • Trong trường hợp xe bị va chạm hoặc sụp ổ voi, ổ gà, đụng các vật thể lạ.
  • Khi mới thay thế lốp và muốn giữ tuổi thọ lốp được lâu dài.
  • Khi mới thay thế các phụ tùng gầm xe, bộ phận của hệ thống đánh lái, hệ thống treo.
  • Bảo dưỡng định kỳ lại thước lái ô tô sau 6 tháng, hoặc di chuyển thêm được 15000 – 20000 km.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà Thanhvolang.com muốn chia sẻ tới các bác, hy vọng các bác có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để chăm sóc và giữ gìn xế hộp luôn mới.

#thanhvolang #thuoclaioto

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Danh sách các mạng xã hội của THÀNH VÔ LĂNG

Bọc da vô lăng thủ công - THÀNH VÔ LĂNG

Một số cách giúp giảm dấu chân Carbon footprint